Chiến tranh với Ba Tư và Giéc-man Alexander_Severus

Triều đại của Alexander là một trong những triều đại thịnh vượng nhất thời giờ cho đến khi đế quốc Sassanid nổi lên mạnh mẽ ở phía đông.[12] Về cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia này, đã có nhiều tài liều viết về nó nhưng theo các kiểu khác nhau. Theo Herodian, quân đội La Mã đã bị quân Ba Tư đánh bại thê thảm trong một số trận đánh,[21] trong khi theo Historia Augusta,[22] các công văn được gửi tới Alexander bởi Viện Nguyên lão La Mã, lại ghi rõ là họ đã dành nhiều chiến thắng lớn.[23] Lấy Antiochia làm cơ sở của mình, ông đã dẫn một đội quân lớn viễn chinh tới Ctesiphon,[12] nhưng tuy nhiên, một đội quân La Mã thứ hai đã bị người Ba Tư đánh tan tác, và thiệt hại hơn nữa đã bị phát sinh bởi những người La Mã rút lui tại Armenia.[24]

Tuy nhiên, mặc dù cuộc chiến với Sassanid đã dừng lại trong một thời gian,[25] nhưng những việc mà quân đội La Mã đã thực hiện trong thời gian này đã cho thấy một sự thiếu kỷ luật bất thường.[17] Vào năm 232, đã có một cuộc nổi loạn nổ ra trong quân đoàn Lê dương Syria, và chỉ huy của họ là Taurinus được tôn lên làm hoàng đế.[26] Alexander đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn các cuộc nổi dậy, và Taurinus bị chết đuối khi đang cố gắng chạy trốn qua sông Euphrates.[27] Hoàng đế trở về Roma và đã cho cử hành một lễ khải hoàn vào năm 233.[23]

Năm sau, đế quốc của ông lại phải đối mặt với những kẻ xâm lược người Giéc-manGaul, họ đã tấn công vào vùng biên giới nằm dọc theo sông Rhein, và đã đốt phá nhiều vùng nông thôn và cả nhiều pháo đài được phòng vệ cẩn mật.[28] Alexander đã cho tập trung quân đội, đưa nhiều quân đoàn từ các tỉnh miền đông, và vượt qua sông Rhine để tiến vào Germania qua một cây cầu phao.[29] Tuy vậy, theo lời khuyên của mẹ mình, thay vì dùng sức mạnh quân sự ông lại dùng tiền để mua chuộc các bộ lạc Giéc-man nhằm kéo dài thời gian.[17] Cho dù đây là một chính sách khôn ngoan hay không, thì nó đã khiến các Đạo Binh La Mã cho rằng, hoàng đế không ưa họ.[30]

“ Trong ý kiến ​​của mình, Alexander đã cho thấy rằng ông không còn danh dự khi làm chuyện này, nó thể hiện rõ rằng ông ưa thích một cuộc sống dễ dàng, thay vì phải hành quân đi thảo phạt những tên rợ Giéc-man xấc xược từng làm nhiều điều tàn ác trước đây ”

— Herodianus, Lịch sử của Đế quốc [La Mã] kể từ cái chết của Marcus[31]   

Có nhiều cuộc thảo luận nhằm tìm một nhà lãnh đạo mới của quân đội. Sau đó, họ đã chọn Gaius Iulius Verus Maximinus, một người lính đến từ Thracia, người đã được thăng chức nhờ vào chính tài năng đã thể hiện ra của mình.[32]

Sau khi đề xuất Maximinus làm hoàng đế, Alexander đã bị ám sát vào ngày 18 hoặc 19 tháng 3 năm 235 cùng với mẹ của mình, trong một cuộc nổi loạn của Quân đoàn Lê dương XXII Primigenia tại Moguntiacum (Mainz).[32] Vụ ám sát này được thực hiện nhằm bảo đảm ngai vàng của Maximinus.[8]

Cái chết của Alexander được nhiều nhà sử học xem như là dấu chấm hết của Chế độ Nguyên thủ được thiết lập bởi Augustus hơn 200 năm về trước.[17] Mặc dù thuật ngữ "Chế độ Nguyên thủ" còn tiếp tục tồn tại trên lý thuyết cho đến thời Diocletianus, nhưng cái chết của Alexander báo hiệu cho khởi đầu của một thời kỳ hỗn loạn, mà được giới sử học gọi là cuộc Khủng hoảng ở thế kỷ thứ 3, đưa La Mã đến bên bờ vực sụp đổ.[17]